top of page
Clement Duboc

Thói quen mua đánh giá giả mạo trên Google tại Việt Nam: Rủi ro pháp lý và những vấn đề về đạo đức

Đã cập nhật: 21 thg 7, 2023



Mua đánh giá giả mạo trên Google Việt Nam



"Đánh giá giả mạo" hay "đánh giá ảo" là những đánh giá về sản phẩm, dịch vụ không do người trải nghiệm thực tế tạo ra một cách tự nhiên. Những đánh giá giả mạo có thể do máy móc tạo ra, hoặc do người thật tạo ra nhưng không xuất phát từ trải nghiệm thật, mà có chủ đích định hướng người dùng nhằm thu lợi cho một bên nhất định.


Nghiên cứu của CHEQ và Đại học Baltimore cho thấy, có tới 89% người mua hàng trên các trang thương mại điện tử bị ảnh hưởng bởi những đánh giá của những khách hàng trước đó.


Trong thời đại cạnh tranh kỹ thuật số, các đánh giá trực tuyến thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook hoặc qua Google Business nắm giữ sức mạnh to lớn trong việc định hình nhận thức của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Điều này đã khiến một số doanh nghiệp ở Việt Nam sẵn sàng mua các đánh giá giả mạo trên Google như một hướng đi tắt để nâng cao mức độ uy tín của họ và định hướng khách hàng. Để phục vụ cho những nhu cầu đó, các dịch vụ cung cấp đánh giá 5 sao giá rẻ cho Google chỉ với vài triệu đồng ngày càng phổ biến.


Tuy nhiên, việc tham gia vào các hành vi như vậy không chỉ làm suy yếu tính toàn vẹn của hệ thống đánh giá mà còn khiến doanh nghiệp phải chịu những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.


Trong bài viết này, Kingmaker sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu lý do tại sao không nên mua các đánh giá giả mạo trên Google ở Việt Nam, đồng thời nêu lên những vấn đề pháp lý và tình huống khó xử về đạo đức.


1. Vi phạm pháp luật Việt Nam: Mua đánh giá Google giả mạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn vi phạm pháp luật Việt Nam. Luật Cạnh tranh và Luật Quảng cáo của Việt Nam nghiêm cấm quảng cáo sai sự thật và các hành vi lừa đảo. Với việc tiếp tục định hướng khách hàng bằng các đánh giá giả mạo, các doanh nghiệp có nguy cơ bị phát hiện, dẫn đến các hậu quả pháp lý như tiền phạt, hình phạt và các hành động pháp lý do người tiêu dùng hoặc đối thủ cạnh tranh thực hiện.


2. Điều khoản dịch vụ của Google: Google là công cụ tìm kiếm và nền tảng đánh giá phổ biến với các điều khoản nghiêm cấm các đánh giá giả mạo. Google sử dụng các thuật toán nâng cao để phát hiện và xóa các đánh giá gian lận, đồng thời các doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm có thể bị đình chỉ tài khoản hoặc thậm chí là cấm vĩnh viễn. Ngoài ra, họ còn mất khả năng xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm của Google bằng cũng như Google Maps.


3. Tổn hại hình ảnh doanh nghiệp: Mặc dù mục đích của việc mua đánh giá giả mạo là để nâng cao hình ảnh trực tuyến của doanh nghiệp, nhưng hậu quả lâu dài có thể gây bất lợi. Tính xác thực và niềm tin là rất quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu. Một khi người tiêu dùng khi phát hiện ra doanh nghiệp của bạn tham gia vào các hoạt động lừa đảo, điều đó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nhận thức của họ về hình ảnh doanh nghiệp. Những lời truyền miệng tiêu cực lan truyền nhanh chóng, ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.


4. Bảo vệ niềm tin của người tiêu dùng: Đánh giá giả mạo làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng đối với hệ thống đánh giá trực tuyến. Người tiêu dùng thường dựa vào kinh nghiệm và ý kiến của khách hàng trước đó để đưa ra quyết định mua sản phẩm và dịch vụ. Việc doanh nghiệp thao túng hệ thống đánh giá, không chỉ khiến người tiêu dùng hiểu lầm mà còn cản trở cạnh tranh lành mạnh. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp xử phạt đối với các doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi lừa đảo, dẫn đến hình phạt tài chính và sự suy giảm về mức độ uy tín.


5. Cân nhắc về đạo đức và tính toàn vẹn của ngành: Việc mua các bài đánh giá giả mạo trên Google đặt ra các câu hỏi về đạo đức. Đó là một hình thức cạnh tranh không trung thực, làm xói mòn tính toàn vẹn của ngành. Đồng thời, điều này cũng làm giảm giá trị ý kiến và phản hồi của khách hàng chân chính và làm tổn hại đến sự công bằng của thị trường. Hãy thay đổi quan điểm về cách thức cạnh tranh, trung thực trong việc thu thập đánh giá từ khách hàng là một cách bền vững nhất để xây dựng danh tiếng thương hiệu.


Mua các bài đánh giá giả mạo trên Google tại Việt Nam là một hình thức thu hút khách hàng mang nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu về những hậu quả pháp lý, bao gồm tiền phạt, hình phạt và mức độ tổn hại về hình ảnh doanh nghiệp. Hơn nữa, việc vi phạm các điều khoản dịch vụ của Google có thể dẫn đến việc đình chỉ hoặc cấm tài khoản, dẫn đến việc doanh nghiệp mất khả năng hiển thị trực tuyến. Thu thập những đánh giá tự nguyện từ khách hàng là cách tiếp cận đúng đắn nhất và còn là chìa khóa dẫn đến thành công lâu dài. Hãy ưu tiên tính xác thực giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam củng cố niềm tin, tạo dựng danh tiếng vững chắc và phát triển mạnh trên thị trường kỹ thuật số.


Tại Kingmaker, chúng tôi tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam xây dựng chiến lược marketing nền tảng vững chắc. Từ việc tối ưu hóa tài khoản doanh nghiệp trên Google đến tăng khả năng hiển thị trên các phương tiện truyền thông xã hội và tối ưu hóa các ứng dụng giao hàng trực tuyến. Hãy liên hệ với Kingmaker để được tư vấn và hỗ trợ trong việc phát triển thương hiệu của bạn một cách minh bạch và bền vững.



bottom of page